Những năm cuối thế kỷ 20,ậtthiêngtrêndãyTrườngSơnBuồngthiêngthờthầnnỏphân tích nhân vật vũ nương sau nhiều lần chính quyền địa phương thuyết phục, tộc người Mã Liềng đã hoàn toàn từ bỏ cuộc sống núi rừng, hòa nhập với cộng đồng và lập bản tại xã Lâm Hóa (H.Tuyên Hóa, Quảng Bình). Vật đổi sao dời, họ vẫn giữ nguyên cho mình những tập tục thờ thần linh bí ẩn, đặc biệt nhất là dẫu sống trong nhà lá hay nhà sàn, họ vẫn luôn lập bàn thờ trang trọng để thờ "ma nộ".
Băng qua cây cầu treo giữa thung lũng Giăng Màng, chúng tôi ghé thăm bản Kè (xã Lâm Hóa) nơi có 64 hộ dân người Mã Liềng đang sinh sống. Bước vào căn nhà sàn của cụ Cao Dụng (70 tuổi), đập vào mắt chúng tôi chính là một căn phòng chiếm nửa diện tích gian nhà, được cụ coi là nơi thiêng liêng và cấm kỵ nhất.
"Đây là buồng thờ "ma nộ", nộ theo tiếng người Mã Liềng chính là nỏ, "ma nộ" chính là thần nỏ, vị thần của núi rừng đã bảo hộ, ban may mắn cho chúng tôi trong những cuộc săn bắt khi xưa", cụ Dụng chia sẻ.
Dẫu đã từ bỏ săn bắt thú rừng, thế nhưng từ lâu thần nỏ đã trở thành vị thần cao quý của người Mã Liềng, hễ trong nhà có việc quan trọng họ đều vào trong buồng làm lễ, thắp hương để báo cáo với thần linh. Điều đặc biệt hơn, căn buồng này không phải ai cũng được phép bước chân vào.
"Buồng xây to vậy chứ bên trong chỉ thờ một cây nỏ, nhưng phải làm to để thể hiện sự kính nể với thần linh. Buồng thờ này chỉ có vợ chồng chủ nhà và con trai mới được vào, con gái, con dâu, con rể… và cả những người ngoài tuyệt đối không được bước vào đây", cụ Dụng cười nói.
Nói xong, cụ Dụng tiến về phía chiếc buồng, mở cửa và bước vào trong, song tuyệt nhiên không cho chúng tôi bước vào, chỉ đứng ngoài quan sát. Ngôi nhà sàn của cụ chỉ khoảng
10 m2, nhưng chiếc buồng thiêng đã chiếm gần nửa diện tích, bên trên lập một bàn thờ và treo một chiếc nỏ, biểu tượng của "ma nộ" trên xà nhà.
NHỮNG TẬP TỤC KỲ LẠ
Tiếp tục câu chuyện về những điều cấm kỵ trong việc thờ vị thần rừng, cụ Dụng kể tiếp cho chúng tôi nghe về rất nhiều sự khác biệt trong văn hóa tâm linh của người Mã Liềng.
"Người Mã Liềng nếu ai xây nhà mới đều lập buồng thiêng bên trong nhà, mỗi khi xây xong nhà thì gia chủ phải làm lễ, báo cáo với thần linh, và giữ phép kiêng cữ không ra ngoài trong 5 ngày", cụ Dụng nói.
Theo quan điểm của người Mã Liềng, sau khi xây xong nhà mới họ phải nội bất xuất, ngoại bất nhập trong 5 ngày. Trước cổng nhà sẽ treo một vật dụng nhằm báo với người dân gia chủ đang trong thời gian kiêng cữ, hết 5 ngày mọi thứ trở lại bình thường.
Đối với con cái trong nhà, đặc biệt là dâu rể hay cả con gái ruột gả đi lấy chồng, họ vẫn cấm không được bước vào buồng thiêng để giữ sự uy nghiêm cho vị thần rừng.
"Chúng tôi quan niệm rằng, con gái đã gả đi và con dâu, con rể đã là con của nhà người khác. Chiếc buồng này chỉ được phép gia chủ mới được bước vào, nếu ai lỡ chân rồi bị thần linh trừng phạt, gia chủ phải làm lễ, thắp hương xin thần linh tha thứ", cụ Dụng nghiêm trang.
Sự khác biệt về vai trò của nam và nữ cũng thể hiện rõ trong lối sống thường ngày của người Mã Liềng, căn buồng thiêng thường nằm giữa và chia đôi căn nhà. Một tập tục kỳ lạ nữa là căn phòng nằm bên phải của buồng thiêng dành cho nam sử dụng, còn phụ nữ thì phải nằm bên trái. Bản thân cụ Dụng cũng không giải thích rõ được tập tục này, chỉ biết từ xa xưa tổ tiên đã làm như thế và thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn.
Hằng năm, bên cạnh việc thờ "ma nộ", đến dịp tết Nguyên đán hay lễ Quốc khánh (2.9), toàn bộ các bản có người Mã Liềng sinh sống lại tìm về các cánh rừng năm xưa, tổ chức lễ cúng thần rừng, đây là lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Mã Liềng.
Ông Đinh Văn Bắc, Phó bí thư Đảng ủy xã Lâm Hóa, cho biết hầu hết tộc người Mã Liềng trên địa bàn vẫn giữ được nét văn hóa, tâm linh riêng biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng của người đồng bào thiểu số.
"Trước đây lễ cúng thần rừng vốn được tổ chức vào ngày 7.7 âm lịch, cùng lúc với lễ mừng cơm mới. Nhưng sau khi được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho một cuộc sống ấm no, đủ đầy, họ đã thay ngày 7.7 qua ngày 2.9 (lễ Quốc khánh) để tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn với Đảng, Nhà nước", ông Bắc nói.(còn tiếp)