Sự cố xảy ra tại căn cứ không quân hải quân Lemoore ở bang California hồi tuần trước,ỹdùngcầncẩucứutiêmkínhatvip nhưng thông tin chỉ được hải quân Mỹ công bố ngày 3/10 sau khi hoàn tất quá trình đưa máy bay khỏi hiện trường và trở về nơi sửa chữa.
Hình ảnh hiện trường cho thấy cần cẩu hạng nặng được quân đội Mỹ triển khai để nâng máy bay khỏi bãi đất trống, do càng đáp của phi cơ đã bị sập trong quá trình lao khỏi đường băng. Kính buồng lái máy bay còn nguyên vẹn, cho thấy phi công không phóng ghế thoát hiểm trong sự cố.
Máy bay gặp nạn là tiêm kích F-16A mang số đuôi 90-0945, thuộc biên chế Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Không chiến Hải quân (NAWDC), một trong các cơ sở đào tạo không chiến hàng đầu của Mỹ.
Giới chức căn cứ Lemoore nói rằng chiếc F-16A lao khỏi đường băng khi tham gia nhiệm vụ huấn luyện bình thường, nhưng không tiết lộ nguyên nhân dẫn tới tai nạn. Phi đội F-16A của NAWDC đóng quân tại căn cứ Fallon ở bang Neveda, nhưng thường triển khai tới sân bay Lemoore để tham gia huấn luyện không chiến tầm gần và hỗ trợ các đợt diễn tập ngoài khơi bang California.
Tiêm kích 90-0945 nằm trong lô F-1-6A được chế tạo cho Pakistan nhưng không được bàn giao vì các lệnh cấm vận của Mỹ. Phi cơ này từng bị rã xác lấy phụ tùng để duy trì hoạt động cho những chiếc F-16A khác của hải quân Mỹ, nhưng được phục hồi trạng thái hoạt động từ năm 2018.
Không quân và hải quân Mỹ có nhiều đơn vị tiêm kích chuyên đóng vai địch trong huấn luyện và tập trận. Nhiệm vụ của họ là giúp phi công nhận diện đối thủ trong các trận không chiến tầm gần, cũng như mô phỏng môi trường tác chiến sát thực tế nhất có thể.
Các máy bay của lực lượng này đều được sơn màu, phù hiệu giống đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Nga và Trung Quốc, hoặc sử dụng họa tiết với nhiều tông màu nổi bật, thay vì màu xám như tiêm kích thông thường.
F-16 là tiêm kích phát triển cho không quân Mỹ và các nước đồng minh. Hải quân Mỹ không trang bị loại máy bay này cho các đơn vị chiến đấu, nhưng sở hữu một số chiếc F-16A/B/N để phục vụ huấn luyện bất đối xứng cho những phi đoàn tiêm kích F/A-18E/F và EA-18G.
Vũ Anh (Theo Drive)